Thương hiệu Nokia đang bị “tổn thương” bởi các hãng smartphone mới nổi, thậm chí hãng này phải bán cả thương hiệu Vertu do những khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, có một dòng điện thoại “cổ điển”của Nokia đã ngừng sản xuất mấy năm nay vẫn tạo “cơn sốt” tại thị trường Việt -
Nokia 8800. Loại điện thoại này khan hàng đến mức nó bị làm giả, làm nhái, về giá cả thậm chí một chiếc vỏ Nokia 8800 còn tốt đắt ngang chiếc iPhone 4s hoặc Samsung Galaxy cao cấp.
Đẳng cấp đến từ thiết kế và chất liệu
Ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 2005, Nokia 8800 trở thành một trong những dòng điện thoại cao cấp nhất của nhà sản xuất Phần Lan. Sau đó, hãng tiếp tục bổ sung thêm các phiên bản như 8800 Sirocco, 8800 Sirocco Lamborghini, Arte và Sapphire Arte. Sản phẩm thuộc dòng Series cao cấp Nokia 8800e gồm Gold/Carbon/Sapphire/Arte. Mỗi phiên bản mới là một sự cải tiến, từ chất liệu, thiết kế đến các tính năng đặc biệt như nhạc chuông, hình nền.
Nhìn chung, những phiên bản của N8800 đều sử dụng hệ điều hành Symbian Series 40 chạy trên 3 băng tần GSM (900, 1800, 1900MHz). Máy được trang bị bộ nhớ khá lớn (từ 1- 4G), vì vậy không có thêm khe cắm thẻ nhớ. Thiết bị này sở hữu một màn hình OLED rộng 2 inch, độ phân giải QVGA, cảm biến ánh sáng xung quanh, màn hình tự động điều chỉnh ánh sáng, độ tương phản phù hợp với môi trường vì vậy màu sắc hình ảnh tươi và sắc nét. Máy ảnh 3,2 megapixel, tự động canh nét, zoom 8x dễ dàng chụp ảnh, máy cũng có thể quay phim dưới các định dạng 3GPP, H263 và H264. Máy hỗ trợ đa kết nối và nhiều tính năng giải trí khác. Dù đơn giản nhưng tính năng của Nokia 8800 khá đầy đủ so với những điện thoại cùng thời.
Nokia 8800 Sapphire Arte
Hai tính năng độc đáo nhất của dòng điện thoại này là tap-for-time cho phép người dùng chỉ cần gõ nhẹ hai cái vào bề mặt nằm ở phía dưới màn hình mỗi khi muốn các sự kiện bị nhỡ hiện ra trên màn hình chờ; và turn-to-mute cho phép máy chuyển sang chế độ tắt tiếng bằng cách đơn giản là quay ngược máy cho màn hình đi xuống.
Nokia 8800 là sản phẩm thiên về thiết kế. Tất cả các sản phẩm thuộc dòng này đều có thiết kế tinh xảo, lớp vỏ được làm bằng chất liệu cao cấp, tuy nhiên, mỗi phiên bản lại có chất liệu và thiết kế khác nhau. So với những chiếc điện thoại cùng kích cỡ, 8800 khá nặng, vì vậy khi cầm máy trong tay người dùng sẽ cảm thấy đầm tay. Cơ chế trượt của máy khá chắc chắn, gọn gàng, người dùng chỉ cần đẩy nhẹ, màn hình và các phím điều khiển của máy trượt lên, để lộ bàn phím số với 12 nút bấm được thiết kế ngăn nắp và linh hoạt.
Bắt đầu từ phiên bản 8800 Arte, Nokia ngày càng tập trung giá trị vào thiết kế hơn. Nokia 8800 Arte có thiết kế khá đẹp mắt, vỏ và mặt kính được thiết kế không để lại dấu vân tay lên bề mặt. Đến Nokia 8800 Sapphire Arte, Nokia tiếp tục đổi mới lớp vỏ bằng các chất liệu cao cấp như thép không gỉ, kính, thuộc da, thân máy chắc chắn, sang trọng và còn được tô điểm bởi một viên đá ngọc bích trên phím điều hướng. Với phiên bản nạm kim cương, máy càng sang trọng hơn với những viên kim cương được nạm xung quanh thân máy.
Nokia 8800 Arte
Kế thừa hai “huyền thoại” đi trước là Nokia 8800 Arte và Nokia 8800 Sapphire Arte, Carbon Arte tiếp tục ra đời và vẫn nhận được sự tôn trọng bởi các đường nét hoa mỹ trong thiết kế. Bàn phím và mặt sau của máy được làm từ sợi carbon, titan và thép không gỉ, màn hình bằng kính mài bóng. Vỏ máy được làm bằng sợi carbon, một chất liệu cực kỳ nhẹ và mạnh mẽ nhưng lại dễ thiết kế và thể hiện họa tiết. Nhà sản xuất đã lấy cảm hứng từ việc sử dụng chất liệu này trong kiến trúc, xe hơi thể thao và hàng không để thổi vào 8800 cái hồn của thời đại. Cảm nhận thực tế, chiếc máy này không chỉ hiện đại ở chất liệu mà còn ở dáng vẻ, đường nét chạm khắc trên thân và tông màu độc đáo.
Tháng 12/2008, Nokia tung ra 8800 Gold Arte khoác vẻ lịch lãm hơn, sang trọng hơn. Có thiết kế giống Carbon Arte nhưng lớp vỏ được dát 18kara vàng và mặt sau của thân máy được bọc một lớp da thật màu trắng. Ngoài “bộ cánh” xa xỉ của mình, Nokia 8800 Gold Arte không có gì bí mật bởi mọi thứ, từ tính năng đến kiểu dáng đều thừa hưởng từ “người anh” 8800 Carbon Arte.
Nokia 8800 Carbon Arte
Về tính năng, chú dế này được xem là khá đơn giản, nó có chức năng chỉ bằng những điện thoại tầm trung cùng thời như N70 hoặc N72. Nhưng ưu điểm khiến dòng điện thoại này có cái giá ngất ngưởng (trên 20 triệu đồng) là thiết kế mang tính tinh xảo, sang trọng cùng lớp vỏ máy được làm từ những chất liệu quý như vàng, kim cương, đá quý hay carbon siêu bền.
Với những thiết kế đầy cá tính và đặc biệt sang trọng như vậy, người dùng sẵn sàng “tha thứ” cho một vài điểm yếu của dòng 8800 như: Màn hình nhỏ, hiển thị dưới ánh sáng mặt trời kém, không hỗ trợ thẻ nhớ, không hỗ trợ gọi video, chất lượng ảnh chụp chưa cao.
“Cơn sốt” Nokia 8800 trở lại
Đối với những người có thu nhập cao và yêu công nghệ, trào lưu chơi điện thoại xa hoa dường như không bao giờ lỗi thời. Nokia 8800 đã dừng sản xuất, trong khi hãng sản xuất chưa có thông tin về loạt series cao cấp có thể thay thế nó, do đó sự quan tâm của người chơi điện thoại đối với 8800 ngày càng cao.
Dạo quanh các diễn đàn, các website thương mại điện tử, không thiếu những tin rao về Nokia 8800. Anh Nguyễn Văn Hoàng - chủ cửa hàng Hoàng Gia Mobile, một cửa hàng điện thoại di động cao cấp nằm trên đường Hồ Tùng Mậu, Hà Nội cho biết: Mỗi ngày, cửa hàng anh bán khoảng 5- 10 chiếc Nokia 8800. Chủ cửa hàng Đại Phong Mobile (Yên Phụ- Tây Hồ) cũng cho hay, số lượng Nokia 8800 hàng ngày anh bán ra cũng vài chiếc một ngày. Với dòng điện thoại ngừng sản xuất từ lâu thì đây quả là con số không nhỏ. Nhóm khách hàng hướng tới thường là những người có thu nhập cao, có am hiểu về điện thoại và đam mê sự tinh xảo. Do nhu cầu mua lớn nên các cửa hàng thường gom từ các nước khác về, hoặc mua hàng cũ để tân trang, đổi vỏ.
Nokia 8800 Gold Arte
Dù không còn sản xuất, thị trường mua bán lại khá sôi động nên các cửa hàng đua nhau đưa ra những mức giá cao ngất ngưởng so với giá trị mà Nokia đưa ra trước đây. Tuy nhiên, mức giá mỗi cửa hàng đưa ra không đồng nhất, thậm chí chênh nhau từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Tại cửa hàng Hoàng Gia Mobile, Nokia 8800 Sapphire Arte Diamond 38.500.000VND, Nokia 8800 Gold Arte 50.000.000VND, Nokia 8800 Carbon Arte 35.000.000VND. Trong khi đó, tại cửa hàng Đại Phong Mobile, giá chiếc điện thoại Sapphire Arte là 17.000.000VND, loại đắt nhất cũng chỉ trên 25.000.000VND. Trên một số website, có nơi chỉ đưa ra mức giá trên 10 triệu đồng nhưng có nơi bán với giá tới 50 triệu đồng tùy loại.
Hỏi về sự chênh lệch giá này, anh Hoàng giải thích: Tùy vào chất lượng hàng mà mức giá có thể chênh lệch nhau rất lớn. Nếu là hàng nhái, hàng kém chất lượng và đặc biệt hơn là hàng ghép đồ (đảo qua lại main xịn với vỏ Fake1, Fake2 hoặc vỏ xịn nhưng main nhái, main đóng lại flash, main sửa chữa,...) thì mức giá có thể chênh nhau vài triệu đến vài chục triệu là chuyện bình thường. Bởi một chiếc vỏ Nokia 8800 Gold Arte còn tốt thậm chí có giá đắt hơn iPhone 4.
Với hàng nhái, giá trị thực chỉ vài ba triệu nhưng được nhiều người rao bán với giá trên dưới 10 triệu kèm với các lời đăng tin như: hàng mới new 100%, Fullbox, bảo hành chính hãng 12 tháng (hay 24 tháng). Với hàng cũ, hàng ghép, mức giá cũng khác nhau tùy vào độ mới của vỏ máy, độ nguyên vẹn của main.
Tag: dich thuat, dịch thuật,dịch công chứng, dich cong chung mua dien thoai tra gop gom su bat trang gom su gốm sứ dien thoai tra gop
0 comments:
Post a Comment