Gần đây, liên tiếp có nhiều bản dịch sách gây tranh cãi về độ chính xác, trường hợp gần đây nhất là tập truyện ngắn “Những thứ họ mang” (The Things They Carried) của nhà văn Mỹ Tim O’Brien, do dịch giả Trần Nguyễn Cao Đăng dịch.
Xem dịch vụ dịch thuật - dich cong chung
Thời gian vừa qua, vấn đề xuất bản các tác phẩm dịch của nước ngoài ra tiếng Việt của các dịch giả Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và gây rất nhiều tranh cãi giữa độc giả và dịch giả. Ranh giới giữa đúng – sai trong dịch thuật cũng trở thành một vấn đề còn nhiều tranh luận.Vì vậy, ngày 8/5, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi tọa đàm mang tên “Dịch thuật trong thế giới xuất bản”, đã thu hút đông đảo các dịch giả và độc giả ở nhiều thế hệ đến tham dự.
Gần đây, liên tiếp có nhiều bản dịch sách gây tranh cãi về độ chính xác, trường hợp gần đây nhất là tập truyện ngắn“Những thứ họ mang” (The Things They Carried) của nhà văn Mỹ Tim O’Brien, do dịch giả Trần Nguyễn Cao Đăng dịch. Trước đó, một loạt các tác phẩm dính lỗi dịch thuật như “Bản đồ và vùng đất”, “Hạt cơ bản”, “Vô tri”… có cuốn đã bị nhận những chỉ trích rất lớn từ phía độc giả và các nhà phê bình. Xoay quanh chủ đề của buổi tọa các nhà phê bình, dịch giả và độc giả đã có những chia sẻ và đóng góp thẳng thắn, để đưa ra những nhận xét xác đáng đến với những dịch giả, nhằm hoàn thiện hơn công việc dịch thuật còn nhiều vấn đề để bàn thảo.
Cuốn sách đang gây tranh cãi về cách dịch và sử dụng ngôn ngữ dịch trong thời gian gần đây
Dịch giả Lê Hồng Sâm, dịch giả nổi tiếng đưa các tác phẩm của Pháp đến công chúng Việt chia sẻ: “Độc giả hiện nay rất thông minh, họ phản ứng trước những gì họ cho là không đúng cũng là điều dễ hiểu, chúng ta phải thấy vui mừng, vì độc giả đã biết phản hồi lại chúng ta, nếu sai chúng ta sửa, không sai chúng ta tiếp thu. Tuy nhiên, độc giả hiện nay rất lạ, họ thường chỉ nhìn vào những điều chưa hay, chưa tốt của các tác phẩm dịch để nói và lên án, trên thực tế những cái tốt thì không được đề cập”.
Bà Lê Hồng Sâm nhấn mạnh, “để làm tốt công việc xuất bản, những người làm dịch thuật luôn phải chú trọng đến “độ” (giới hạn, chừng mực), từ thời xa xưa khái niệm về “độ” rất được coi trọng nó có ranh giới rất mong manh, mà khi chưa đạt đến thì làm cho người ta mơ hồ. Trong công việc dịch thuật, lúc nào cũng phải chú ý đến “độ”, “độ” là phải có tấm lòng, kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp”… Theo bà, ngày xưa nhưng lớp đàn cha, chú, anh ,chị đi trước có tên tuổi trong giới dịch thuật, họ cẩn thận chi tiết và có sai sót rất nhỏ, cả một tuyển tập mà chỉ thiếu hoặc sai sót có một chỗ nhỏ, vì họ rất giỏi, bà cho biết “tuy các thế hệ đi trước không được tiếp xúc với nhiều điều kiện thuận lợi như thế hệ bây giờ, nhưng họ luôn chú trọng đến từng chi tiết nhỏ, họ cảm nhận bằng văn chương và bằng tiếp xúc để cảm nhận và dịch tác phẩm”.
Dịch giả Lê Hồng Sâm - người nổi tiếng với các tác phẩm dịch từ tiếng Pháp
Nhà báo, dịch giả Trịnh Lữ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc dịch sách, cho biết: “Ngày nay, độc gải có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các thứ tiếng khác nhau, họ nghĩ rằng, cuốn này, khi dịch ra nó phải có cái này, có cái kia, nhưng khi dịch giả dịch ra, họ không thấy hoặc sai với những gi người ta nghĩ, là điều đương nhiên. Bản dịch cũng là một tác phẩm nghệ thuật của người dịch, nếu đưa một tác phẩm cho hai thế hệ dịch, nó sẽ hoàn khác nhau, vì họ có cách nhìn và các cảm nhận khác nhau”.
Theo ông Trịnh Lữ, một bản dịch nếu cứ dịch như kiểu tra tư điển, câu chữ sẽ chính xác, nhưng như vậy, câu sẽ khô cứng và rất khó để cảm được, còn một bản dịch có giọng văn mềm mại sẽ làm cho tác phẩm hấp dẫn hơn rất nhiều. Độc giả nên có cái nhìn cởi mở hơn, và ranh giới giữa đúng – sai sẽ giảm bớt, thay vào đó là tác phẩm sẽ có chiều sâu và hấp dẫn hơn. Cũng theo ông “Người dịch giả như là một người đứng ở giữa dòng sông, một đầu sông là một ngôn ngữ khác nước mình, một đầu sông là ngôn ngữ của ta, vì vậy, người dịch giả phải khéo léo kết hợp và dung hòa hai ngôn ngữ lại với nhau, để cho độc giả có thể cảm nhận được ngôn ngữ của người nước ngoài, nhưng vẫn có dấu ấn của ngôn ngữ Việt ta mà không cảm thấy xa lạ”. Dịch giả cho biết thêm “Ở nước ta, khi dịch sách có điều rất hay, đó là khi dịch, các dịch gải vẫn có chú thích về những vấn đề những câu từ tiếng nước ngoài không thể dịch sang tiếng Việt chứ không nguyên tác khô cứng, khiến độc giả khó hiểu”.
Ông phân tích, trước thực tế hiện nay đang gây nhiều tranh cãi về những tác phẩm dịch thuật, vì độc giả ngày càng có trình độ cao hơn, dịch giả nên đi tìm một ngôn ngữ thuần túy để đứng giữa ngôn ngữ văn học Việt Nam và ngôn ngữ văn học nước ngoài. “Sai – đúng trong dịch thuật rất mơ hồ,những cuốn sách của chúng tôi dịch và xuất bản ra, nếu độc giả và các nhà phê bình không hài lòng và có ý kiến thì nên có một bài phê bình đứng trên nhiều phương diện, như vậy mới có thể khích lệ và phê bình xác đáng, từ đó thu hút các độc giả nhiều thế hệ tham gia dịch sách”.
Còn dịch giả trẻ Lương Việt Dũng, dịch giả của những cuốn tiểu thuyết Nhật Bản cho biết “Người làm dịch thuật như người nghệ nhân, đầu tiên khi nhìn môt tác phẩm trước tiên phải nghĩ làm sao cho nó đúng nguyên tác,mới nghĩ đến sự sáng tạo, đòi hỏi mọi người tham gia vào công việc đó phải có sự cố gắng hết sức cùng với đó là sự chia sẻ của độc giả”
Bên cạnh những ý kiến “chê” của độc giả, cần phải thẳng thắn thừa nhận, không phải lời “buộc tội” nào của độc giả về vấn đề dịch thuật đều đúng. Đơn cử như cuốn Lolita bản dịch của Dương Tường do Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn xuất bản, khi tác phẩm ra mắt cũng đã nhận được không ít lời phê phán về một số chi tiết trong bản dịch. Thế nhưng, dịch giả đã thể hiện sự chuyên nghiệp của mình khi có những lập luận, chứng minh bảo vệ quan điểm của mình và được bạn đọc, giới phê bình chấp nhận.
Cần thẳng thắn nhìn nhận, công việc dịch thuật ở nước ta còn khá non trẻ, chưa thực sự có một chương trình đào tạo bài bản để cho các nhà dịch thuật có thể học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm, mà chủ yếu các nhà dịch thuật đang làm viêc theo cách là tự trau dồi khả năng và kiến thức mà mình có được. Do vậy, khó có thể định nghĩa một cách rõ ràng là các dịch giả dịch sai hay đúng, mà chỉ có thể thấy được so với tác phẩm gốc thì văn bản dịch chệch ít hay chệch nhiều. Cuộc tọa đàm hôm nay đã giải đáp được phần nào những vấn đề của dịch thuật trong nước và giúp bạn đọc có thể lựa chọn được những bản dịch hay, có giá trị, để đời sống văn học nước ta phong phú hơn.
Tag: dich thuat, dịch thuật,dịch công chứng, dich cong chung mua dien thoai tra gop gom su bat trang gom su gốm sứ dien thoai tra gop
0 comments:
Post a Comment